Chữ ký số cá nhân trong số hóa ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm

“Từ trước đến nay, nhiều người vẫn có suy nghĩ cái gì tiện thì không an toàn, cái gì an toàn thì không tiện. Với chữ ký số cá nhân, chúng ta đang hướng tới việc vừa tiện vừa an toàn. Điều đó được đảm bảo bằng các giải pháp công nghệ cao, bao gồm chữ ký số từ xa”.

Gỡ rối những khó khăn trong quá trình số hóa

Ngày 16/11, hội thảo trực tuyến “Chữ ký số cá nhân: Đón đầu cơ hội cho ngành tài chính- Ngân hàng” đã được VNPT phối hợp tổ chức. Webinar với sự tham gia của đại diện các cơ quan ban ngành, các tổ chức liên quan. Cùng các diễn giả hàng đầu trong cả nước đã tham dự.

Hội thảo đã tập trung chia sẻ những khó khăn, thử thách cũng như cơ hội đi tắt, đón đầu. Với việc sử dụng chữ ký số cá nhân trong việc phát triển các giao dịch trong lĩnh vực tài ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Đây vẫn được xem là mạch máu quan trọng của nền kinh tế.

Ông Phan Thái Dũng, Cục phó Cục CNTT- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thể hiện sự trăn trở. Ở góc độ của ngành ngân hàng chi phí cho chữ ký số cá nhân vẫn còn khá lớn. Là nguyên nhân khiến cho việc định danh điện tử hầu hết mới chỉ được sử dụng trong các giao dịch nội bộ ngân hàng; Hoặc các giao dịch của các doanh nghiệp mà chưa áp dụng rộng rãi được với khách hàng cá nhân. Các giao dịch này vốn chiếm đa số trong các giao dịch của ngành này.

“Thời gian qua, ngân hàng nhà nước đã cho phép khách hàng của chúng tôi mở tài khoản ngân hàng từ xa. Tuy nhiên, các giao dịch khác như cho vay, thanh toán với giá trị lớn,… Khách hàng vẫn phải gặp trực tiếp, vẫn phải ký văn bản giấy tờ”. Ông Trần Công Quỳnh Lân – Phó Tổng giám đốc VietinBank cho biết.

Sự hạn chế về định danh cá nhân cũng là nguyên nhân dẫn tới việc số hóa chưa được thực hiện triệt để đối với các lĩnh vực tương tự bao gồm chứng khoán và bảo hiểm. Dù đây cũng là những lĩnh vực đi đầu trong việc áp dụng công nghệ cao trong các giao dịch. Nhưng việc mở tài khoản, ký kết hợp đồng vẫn phải thực hiện một số bước thủ công, trực tiếp…. Đây sẽ là những trở ngại lớn đối với các nhà đầu tư và khách hàng. Nhất là trong giai đoạn giãn cách xã hội.

“Với đặc thù riêng, nhu cầu sử dụng chữ ký điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm là rất lớn. Tuy nhiên, việc này hầu hết mới chỉ được thực hiện một chiều. Ví dụ doanh nghiệp xuất hóa đơn điện tử hay cấp giấy chứng nhận bảo hiểm thì rất thuận lợi. Nhưng trong những hợp đồng mang tính 2 chiều với khách hàng cá nhân thì còn rất nhiều khó khăn”. Ông Nghiêm Xuân Thái – Phó Tổng Giám đốc bảo hiểm PTI cho biết.

[Webinar] Chữ ký số cá nhân - Đón đầu cơ hội cho ngành Tài chính - Ngân hàng

Chữ ký số cá nhân và những cơ hội đi tắt đón đầu

Cũng chia sẻ tại hội thảo, theo ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT); Hiện nay, quá trình chuyển đổi số quốc gia đang diễn ra mạnh mẽ trên mọi mặt của đời sống xã hội. Quyết định số 749/QĐ-TTg về chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến 2025, định hướng đến năm 2030 đã cụ thể các mục tiêu chuyển đổi số, trong đó lấy người dân là trung tâm. Chính phủ khuyến khích người dân số hóa mọi hoạt động cá nhân, tuy nhiên tới thời điểm hiện nay. Vướng mắc lớn nhất trong việc số hóa là đa phần người dân chưa có chữ ký số cá nhân. Vừa đảm bảo tiện lợi, đơn giản mà chi phí hợp lý. Việc phát triển chữ ký số từ xa cho cá nhân sẽ góp phần gỡ bỏ nút thắt quan trọng cuối cùng trong việc số hóa nền kinh tế.

“Hiện Bộ TT&TT cũng đã cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa cho 3 doanh nghiệp, trong đó có VNPT. Tôi rất kỳ vọng các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng triển khai mạnh mẽ dịch vụ này trong thời gian tới”, ông Nguyễn Huy Dũng cho biết.

“Từ trước đến nay, nhiều người vẫn có suy nghĩ cái gì tiện thì không an toàn, cái gì an toàn thì không tiện, với chữ ký số cá nhân, chúng ta đang hướng tới việc vừa tiện vừa an toàn. Điều đó được đảm bảo bằng các giải pháp công nghệ cao, bao gồm chữ ký số từ xa”, ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia (Bộ TTT&TT) chia sẻ về giải pháp ký số này.

Theo ông Nghĩa, để được cấp phép cung cấp dịch vụ ký số từ xa, tất cả các doanh nghiệp đều phải trải qua những khâu thẩm định nghiêm ngặt từ cơ quan chức năng nên khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng dịch vụ. “Khác biệt với giải pháp ký số thông thường sử dụng USB Token, khóa bí mật của chữ ký số từ xa SmartCA được lưu trữ tại trung tâm của nhà cung cấp. Tuy nhiên,việc kích hoạt khóa này lại trải qua những khâu rất chặt chẽ. Chắc chắn ngay cả tổ chức cung cấp dịch vụ ký số từ xa cũng không thể kích hoạt hộ hay ký hộ khách hàng được”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

[Webinar] Chữ ký số cá nhân - Đón đầu cơ hội cho ngành Tài chính - Ngân hàng

Box: Đa dạng giải pháp, lựa chọn cho khách hàng

Chia sẻ về loại hình ký số từ xa (Remote Signing), ông Ngô Hiên Hy, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT cho biết, nếu như 10 năm trước đây, chữ ký số sử dụng USB Token đã được đánh giá là hiện đại và an toàn nhất thì hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã đem đến những giải pháp ưu việt hơn.

Với ký số từ xa SmartCA, khách hàng không còn bị phụ thuộc vào thiết bị vật lý như trước, có thể yên tâm vì mức độ an toàn rất cao, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của châu Âu (eIDAS), có thể ký trên đa nền tảng (bao gồm smartphone, tablet,…), ký mọi lúc, mọi nơi ký theo lô và có tốc độ ký nhanh gấp nhiều lần so với các giải pháp ký số thông thường.

Để giúp cộng đồng, người dân dễ dàng tiếp cận tới dịch vụ này, VNPT cũng đã có những nghiên cứu để triển khai linh hoạt các gói ký số từ xa SmartCA với chi phí hợp lý, phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.

Hiện, VNPT đang triển khai các gói ưu đãi cho khách hàng bao gồm giảm giá 40% dịch vụ VNPT eContractmiễn phí 3 tháng sử dụng dịch vụ Chữ ký số từ xa (VNPT SmartCA) cho các khách hàng đăng ký trải nghiệm dịch vụ thông qua Landing Page https://trainghiem.onesme.vn từ 15/11 đến hết 31/12/2021.

Để biết thêm thông tin chi tiết các gói cước, sản phẩm, dịch vụ,
Quý Khách hàng vui lòng liên hệ hotline 0886.116.116
hoặc đăng ký trực tuyến tại đây